Cũng theo báo cáo trên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,5-3,9% (mục tiêu là dưới 4%). Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 33,6% GDP (mục tiêu là 33-34% GDP). Điểm sáng quan trọng của nền kinh tế là xuất khẩu tăng, xuất siêu 8 tháng đạt 13,5 tỷ USD trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm nghiêm trọng. Xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước vươn lên mạnh mẽ, 8 tháng tăng 15,3%.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo được đẩy mạnh thực hiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5 điểm phần trăm, riêng các huyện nghèo giảm trên 5 điểm phần trăm, đạt mục tiêu đề ra. Chỉ số phát triển bền vững năm 2020 của Việt Nam tăng 5 bậc, xếp thứ 49/166 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, năm 2021 Việt Nam cần tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Nêu cụ thể các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 tăng khoảng 6-6,5% so với năm 2020. Tốc độ tăng chỉ số CPI bình quân khoảng 4%.
Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt khoảng 269 tỷ USD, tăng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo.
Theo báo cáo đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 được Bộ Kế hoạch - Đầu tư gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong tổng số 18 chỉ tiêu đã có đánh giá sơ bộ, có 14 chỉ tiêu đạt và vượt, 4 chỉ tiêu không đạt gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế; GDP bình quân đầu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị. Sau khi Ủy ban Kinh tế cho ý kiến, báo cáo này sẽ được Chính phủ hoàn thiện, trình Quốc hội cùng với báo cáo thẩm tra chính thức của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Nguồn tin: doanhnhansaigon.vn
Chính phủ Kinh tế USD Việt Nam phát triển thành công tập trung Đầu tư Đầu tư đầu tư