08/11/2021 11:02  

Nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay để tiết kiệm chi phí thường có phương án thuê máy móc, thiết bị ở các công ty khác để sản xuất. Đó là lý do nhiều công ty cho thuê máy móc thiết bị được thành lập.

Tuy nhiên thực tế để thành lập doanh nghiệp cho thuê máy móc thiết bị thì doanh nghiệp đòi hỏi phải nắm vững phạm vi hoạt động và các thủ tục thành lập.

Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết khi thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh cực này.

Căn cứ pháp luật khi thành lập

Dựa vào luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được công bố ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Dựa vào nghị định của Chính Phủ số 43/2010/NĐ-CP được công bố ngày 15 tháng 4 năm 2010

Dựa vào nghị định của Chính Phủ số 101/2010/NĐ-CP được công bó ngày 01 tháng 10 năm 2010;

Dựa vào quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 được công bố hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

Dựa vào quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007 Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;

Và dựa vào các văn bản pháp lý có liên quan.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp cho thuê máy móc thiết bị

Phạm vi áp dụng: Công ty có 100% vốn trong nước

Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời gian làm việc: 5-7 ngày

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp cho thuê máy móc, thiết bị bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp

– Dự thảo chi tiết về điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh, danh sách CĐ sáng lập với công ty cổ phần.

– Bản sao có công chứng về quyết định thành lập, ĐKKD hoặc giấy tờ tương đương hoặc giấy tờ chứng thực các nhân của người đại diện.

– Văn bản xác nhận vốn của cơ quan có thẩm quyền đối với công ty.

– Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề của các thành viên.

Mã ngành nghề lĩnh vực cho thuê máy móc, thiết bị

Mã ngành 77       Lĩnh vực cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển); đồng thời cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; và cho thuê tài sản vô hình phi tài chính
  771 7710   Lĩnh vực cho thuê xe có động cơ
      77101 Lĩnh vực Cho thuê ôtô
      77109 Lĩnh vực Cho thuê xe có động cơ khác
  772     Lĩnh vực Cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình
    7721 77210 Lĩnh vực Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi giải trí
    7722 77220 Lĩnh vực Cho thuê băng, đĩa video
    7729 77290 Lĩnh vực Cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình khác
  773 7730   Lĩnh vực Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
      77301 Lĩnh vực Cho thuê máy móc, thiết bị nông, lâm nghiệp
      77302 Lĩnh vực Cho thuê máy móc, thiết bị  xây dựng
      77303 Lĩnh vực Cho thuê máy móc, thiết bị văn phòng (kể cả máy vi tính)
      77309 Lĩnh vực Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác chưa được phân vào đâu
  774 7740 77400 Lĩnh vực Cho thuê tài sản vô hình phi tài chính

 

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thông bố các thông tin trên cổng thông tin quốc gia theo quy định trong vòng 30 ngày. Đồng thời tự khắc dấu và nộp cho phòng kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị không kèm người điều khiển thì cần dựa trên cơ sở pháp lý sau:

Dựa vào điều ước quốc tế: Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam – Hàn Quốc  (VKFTA)

Dựa vào pháp luật Việt Nam:

Dựa vào luật đầu tư năm 2014

Dựa vào luật doanh nghiệp năm 2014

Để thành lập doanh nghiệp cho thuê máy móc thiết bị có vốn đầu tư nước ngoài thì cần phải đảm bảo:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp không vượt quá 51%
  • Hình thức đầu tư: Liên doanh với công ty Việt Nam

Đồng thời các thiết bị mang vào Việt Nam cần phải tuân thủ về quản lý xuất nhập khẩu, đẩm bảo kỹ thuật, an ninh quốc gia, cơ sở hạ tầng và tuân thủ phát luật Việt nam.

Trên đây là các thủ tục cần thiết để thành lập doanh nghiệp cho thuê máy móc thiết bị.